Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2017

Những chính sách về kinh tế Donald Trump có thể thực hiện

Tân tổng thống của Mỹ cho biết sẽ không trì hoãn việc "Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại" và đã bắt đầu bỏ nhiều chính sách của người tiền nhiệm, trong đó có chương trình chăm sóc y tế nổi tiếng Obamacare.

Giới phân tích cho rằng những thay đổi về chính sách kinh tế cũng sẽ sớm được thực thi. Theo BBC, dưới đây là những việc có thể diễn ra.
1. Giảm thủ tục
Trong suốt chiến dịch tranh cử, ông Trump cho biết sẽ giảm thủ tục hành chính và gánh nặng về chính sách với các doanh nghiệp. Gây tranh cãi nhất là động thái bãi bỏ chương trình bảo hiểm Obamacare. Hiện chưa rõ việc này sẽ ảnh hưởng đến các cá nhân và công ty bảo hiểm như thế nào.
Các chính sách khác cũng đang được xem xét. Năm ngoái, Wilbur Ross - một thành viên nội các của ông Trump cho biết giảm thủ tục hành chính có thể tiết kiệm cho các doanh nghiệp 200 tỷ USD mỗi năm.
2. Thương mại
nhung-chinh-sach-kinh-te-donald-trump-co-the-thuc-hien
Ông Trump cho biết các hiệp định thương mại quốc tế hiện tại "đặt lợi ích của người trong cuộc và tầng lớp thượng lưu Washington lên trên tầng lớp lao động trong nước". Hôm qua, ông cũng cho biết việc tái đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) với các lãnh đạo Canada và Mexico sẽ bắt đầu sớm. Động thái tiếp theo của ông Trump với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng có thể thực hiện trong tuần này.
3. Tài chính
Các ngân hàng lớn của Mỹ đã có vài tháng tốt đẹp sau bầu cử. Vì đây là một trong những ngành kỳ vọng việc giảm thủ tục sẽ giúp họ hoạt động dễ dàng hơn. Steven Mnuchin - người có khả năng nhậm chức Bộ trưởng Tài chính, đã cam kết giảm tải Dodd-Frank - hệ thống quy định được áp dụng sau khủng hoảng tài chính 200 nhằm, hạn chế những việc nhà băng có thể làm. Điều này cũng có nghĩa Wall Street có thể có lợi nhuận lớn hơn.
Ông Mnuchin chưa chính thức nhậm chức, và những thay đổi này sẽ phải mất thêm thời gian mới được thực hiện. Tuy nhiên, nó cũng không ngăn được các lãnh đạo ngân hàng hào hứng về tương lai mới.
Ông Trump cũng đã bỏ một chính sách dưới thời ông Obama, cho phép giảm chi phí vay mua nhà với hàng triệu người. Các nghị sĩ đảng Cộng hòa lo ngại việc này có thể khiến rút cạn quỹ bảo hiểm về vay mua nhà.
4. Năng lượng và cơ sở hạ tầng
nhung-chinh-sach-kinh-te-donald-trump-co-the-thuc-hien-1
Năng lượng là vấn đề được ông Trump quan tâm hàng đầu. Ông muốn khai thác nguồn dự trữ dầu mỏ và khí đốt trong nước, đồng thời hồi sinh ngành công nghiệp than của Mỹ. Doanh thu từ dầu đá phiến sẽ được đưa vào các chương trình cơ sở hạ tầng, như xây đường, trường học, cầu.
5. Việc làm và tăng trưởng
Website của Nhà Trắng cho biết kinh tế Mỹ đã phải chịu đựng khá nhiều hậu quả sau khủng hoảng tài chính 2008. Việc làm ngành sản xuất dần biến mất, và nền kinh tế phục hồi chậm. Vì vậy, ông Trump đã có "một kế hoạch táo bạo" nhằm tạo thêm 25 triệu việc làm cho người Mỹ và giúp nước này quay về thời tăng trưởng GDP 4% một năm.
Ông sẽ thực hiện việc này bằng cách giảm nhiều loại thuế, trong đó có thuế cho các doanh nghiệp. Dù vậy, tân Tổng thống Mỹ chưa có kế hoạch bù đắp phần hụt thuế này như thế nào.
Trong lễ nhậm chức Tổng thống, ông Trump cho biết Mỹ đang rất cần cải tổ, với ngày càng nhiều gia đình mắc kẹt trong nghèo đói và nhiều nhà máy bị bỏ hoang. Tuy nhiên, BBC cho rằng Tổng thống mới của Mỹ trên thực tế đã kế thừa một nền kinh tế trong trạng thái khá tốt. Mỹ đã tạo ra việc làm mới 75 tháng liên tục, tỷ lệ thất nghiệp chính thức nằm tại 4,7% và nền kinh tế vẫn đang tăng trưởng đều đặn.
Các chỉ số chứng khoán đã tăng đáng kể sau khi ông Trump đắc cử, và giờ đang chững lại do nhà đầu tư chờ đợi chuyện gì sẽ diễn ra. Họ dường như vẫn nằm lòng câu nói rằng với một tân tổng thống, mối nguy hiểm lớn nhất là tâm lý tiêu cực. Những kỳ vọng tích cực chính là tài sản quan trọng mà một tân tổng thống cần nếu muốn thực hiện các kế hoạch lớn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét